Thâm CanhSản XuấtCà MauU Minh ThượngPhú TânThời TiếtTập HuấnNghiên CứuCống ĐáHiệu Quả Kinh TếTân DuyệtLiên KếtCanh TácThích ỨngKiên GiangThu HoạchÔ Nhiễm Môi TrườngChuyển GiaoLuân CanhBiến Đổi Khí HậuCải Tiến
Thời gian gần đây, trước những tác động của biến đổi khí hậu, ngành tôm đã gặp phải nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề đặt ra để vực đậy con tôm là, quy trình nuôi tôm cần đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Trước những khó khăn đó, các địa phương tùy theo thế mạnh riêng của mình đã có những cải tiến trong quy trình nuôi, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành tôm.
Ngành tôm đang cần những quy trình nuôi hiệu quả để vực dậy
Kiên Giang là một trong những tỉnh trọng điểm nuôi tôm cả nước và được biết đến là mảnh đất lành đối với mô hình lúa – tôm. Đặc biệt, vài năm trở lại đây với mô hình “Tôm – lúa quản lý cộng đồng” ra đời, hình thức nuôi tôm – lúa của tỉnh đã được thổi làn gió mới.
Tôm – lúa quản lý cộng đồng
Tôm – lúa quản lý cộng đồng là mô hình liên kết nông dân thành tổ, đội sản xuất, tương trợ lẫn nhau, giúp bà con nâng cao ý thức trong thực hiện lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt, tập trung, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan trong quá trình thả nuôi.
Mô hình nuôi tôm, luân canh trồng lúa (tôm – lúa) quản lý cộng đồng do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang xây dựng và chuyển giao cho nông dân thực hiện đã được vài năm nay.
Cho đến nay, tạo sức lan tỏa tại các huyện vùng U Minh Thượng (vùng nuôi quảng canh tôm – lúa của tỉnh). Hiệu quả rõ nhất mà mô hình mang lại là người nuôi có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau, giúp giảm chi phí đầu tư, ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra, năng suất cao hơn hẳn so với bình quân chung của tỉnh.
Là người đã theo đuổi mô hình tôm – lúa gần 20 năm qua và tham gia mô hình quản lý cộng đồng từ rất sớm, ông Ba Đông (Trương Văn Đông, ở ấp Tám Biển 2, xã Thuận Hòa, An Minh) đánh giá: “Mô hình này mang lại nhiều lợi ích, cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Trước đây, khi chưa tham gia dự án nông dân ở đây mạnh ai nấy làm, có người thả nuôi trước lịch thời vụ khuyến cáo cả tháng.
Trong khi đó, cả ấp chỉ có một con sông duy nhất vừa là nơi lấy nước vào nuôi vừa là nơi xả thải. Vì vậy, nếu những hộ “xé rào” thả nuôi trước bị dịch bệnh rồi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì những hộ lấy nước vào nuôi sau coi như lãnh đủ. Tham gia dự án nuôi tôm quản lý cộng đồng, nông dân được tập huấn kỹ về kỹ thuật, từ cách xây dựng ao nuôi, đến khâu cải tạo môi trường, chọn con giống, chăm sóc, đặc biệt là có sự tương trợ lẫn nhau”.